Xu hướng mở kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi, setup cửa hàng tiện ích không chỉ tại Hà Nội, TPHCM mà ngày nay tại các thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ. Đặc biệt đối tượng tiêu dùng thế hệ X đang dần trở thành nhóm tiêu dùng chính trong tương lai.

Mô hình cửa hàn tiện lợi, siêu thị tiện ích
Tổng quan về kinh doanh cửa hàng tiện lợi và siêu thị tiện ích
Thị trường kinh doanh cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích hiện nay
Trong khi Hà Nội bị chiếm lĩnh hoàn toàn bởi hệ thống VinMart+ của tập đoàn Vingroup thì tại Sài Gòn, cuộc chiến giành giật mặt bằng và mở rộng chuỗi trở nên vô cùng khốc liệt. Chẳng hạn, tập đoàn AEON đang thực hiện chiến lược “bao vây” toàn bộ Sài Gòn với hệ thống Ministop đánh chiếm trung tâm thành phố, bao quanh bên ngoài Ministop là hai hệ thống siêu thị Fivimart và Citimart, còn ngoại ô thành phố bị chế ngự bởi hai cây cột đình sừng sững là AEON Mall Bình Tân và AEON Mall Tân Phú. Trong khi đó, VinMart+ (với lợi thế từ việc kinh doanh bất động sản từ Vingroup) và Circle K đang len lỏi hầu khắp mọi góc phố hay thậm chí đường hẻm để cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng tạp hóa truyền thống. Và ngạc nhiên hơn khi một hệ thống đứng thứ hai thế giới nổi đình nổi đám như Family Mart thì lại bị đánh bật ra các quận rìa thành phố (như Gò Vấp, quận 12). Vừa qua, chuỗi cửa hàng đáng sợ nhất thế giới là 7 Eleven cũng không thể “kìm lòng” trước một thị trường béo bở như Việt Nam.
Mỗi thương hiệu có một chiến lược phát triển riêng, VinMart+ với các mặt hàng tươi sống nhắm vào nhóm đối tượng trên 27 tuổi, các gia đình trẻ ở các khu vực chung cư; còn các hệ thống khác như Circle K, B’s Mart, Family Mart, Ministop,… thì lại nhắm vào các đối tượng dưới 25, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên nên có sự cạnh tranh mặt bằng khốc liệt quanh các trường học. Còn một hình thức khác là nhượng quyền thương hiệu mà điển hình là hệ thống Shop & Go – thương hiệu cửa hàng tiện lợi thuần túy lớn nhất Việt Nam, họ chủ động nhắm vào các tiệm tạp hóa lớn (mặt bằng trên 30m2) có mặt tiền đường trên các con phố để liên hệ hợp tác.
Doanh thu và lợi nhuận của những cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích
Câu trả lời là chưa. Bởi cả hai đại diện Family Mart và Ministop đều thừa nhận rằng hiện nay chưa một hệ thống cửa hàng tiện lợi nào tại Việt Nam kinh doanh có lãi. Vậy tại sao họ vẫn tiếp tục ồ ạt mở thêm cửa hàng mặc dù càng mở càng lỗ? Câu trả lời là kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện thời chưa có lãi, chứ không phải là không có. Vấn đề ở đây là do sự tồn tại của chợ truyền thống tại Việt Nam vẫn còn đó, và tâm lý người tiêu dùng chưa quen với việc bước vào một cửa hàng có máy lạnh, wifi free và dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp để mua những sản phẩm thiết yếu thường ngày. Bên cạnh đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi vẫn chưa thể so với kênh bán lẻ truyền thống về độ phủ sóng khi tỷ lệ hiện nay là một cửa hàng tiện lợi chọi hơn 300 cửa hàng tạp hóa (theo một thống kê không chính thức, Việt Nam có khoảng 1,000 cửa hàng tiện lợi và khoảng 300,000 cửa hàng tạp hóa, hơn 2,000 chợ rải khắp các tỉnh thành trên cả nước).
Nhưng theo một nghiên cứu của Nielsen đã cho thấy Top5 thuộc tính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng gồm:
1. Sự sẵn có của sản phẩm (62%)
2. Sản phẩm có chất lượng cao (57%)
3. Vị trí cửa hàng thuận tiện (54%)
4. Cung cách phục vụ của nhân viên tại cửa tiệm (51%)
5. Phân loại hàng hóa hợp lý (51%)
Trong tiêu chí 1 và 2, bán lẻ truyền thống và cửa hàng tiện ích gần như ngang nhau. Tiêu chí 3 thì các cửa hàng tạp hóa truyền thống hoàn toàn áp đảo, nhưng các tiêu chí 4,5 thì cửa hàng tiện ích lại trở nên thắng thế. Đặc biệt, yếu tố giá cả đã không nằm trong 5 tiêu chí này (vì giá cả là một nhược điểm lớn của cửa hàng tiện lợi). Bởi ngày nay, người tiêu dùng đã nhận thức rõ hơn về giá cả, rằng thứ họ trả tiền để nhận được không chỉ là món sản phẩm mà họ cầm trên tay. Năm 2015, nhiều chuyên gia đã cho rằng đến năm 2020 thì các chợ truyền thống sẽ hoàn toàn vắng bóng và bị đánh sập. Công ty nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có 22% lượng người tiêu dùng chọn mua hàng tại các cửa hàng tiện ích, đây là một dấu hiệu vô cùng khả quan cho một ngành còn non trẻ trên thị trường nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng bậc nhất trong ngành bán lẻ. Và đại diện của Family Mart đã tự tin tuyên bố chắc nịch rằng năm 2019 ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi sẽ có lãi.
Thời điểm nào thì kinh doanh cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích sẽ có lãi?
Ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích mặc dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại không hề xa lạ đối với những nước phát triển. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để đạt đến điểm hòa vốn (break even point) và có lợi nhuận thì cần 150 cửa hàng. Tại Việt Nam, thực tế, các chuỗi cửa hàng tiện ích chỉ mới bắt đầu thực sự nở rộ trong khoảng 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, Trung Quốc mất 17 năm, còn Thái Lan, Hàn Quốc mất 8 năm để hình thức kinh doanh này phát sinh lợi nhuận. Vì vậy, đây chính là thời điểm nhạy cảm cho các công ty trong ngành đua nhau mở rộng chuỗi, với mục tiêu là chèn ép các công ty yếu vốn hơn đến chết để mình giành lấy hoàn toàn thị phần của đối thủ. Và thời điểm đầu là lúc các công ty dùng vốn để triệt hạ lẫn nhau.
Family Mart sau vụ lùm xùm “ly dị” với Phú Thái giữa năm 2013, giờ đây đã đứng dậy một cách mạnh mẽ, bám sát B’s Mart về số lượng cửa hàng trong chuỗi. Mặc dù trước đó có nhiều thông tin Family Mart sẽ từ bỏ thị trường Việt Nam, nhưng ông Kigure Takahiko – Giám đốc Điều hành Family Mart Việt Nam đã phủ định điều đó và tuyên bố rằng Family Mart hoàn toàn không thiếu tiền để có thể bị “đứt gánh giữa đường”. Ấn tượng nhất là chuỗi Ministop, trong 3 năm từ 2011 đến 2015 chỉ có vỏn vẹn 17 cửa hàng. Sau khi “ly dị” G7 của Trung Nguyên, Ministop quyết định liên kết với tập đoàn Sojitz. Sự “song kiếm hợp bích” của hai tập đoàn Nhật Bản hùng mạnh AEON – Sojitz trở nên cực kỳ đáng sợ khi chỉ trong hơn 1 năm đã mở ra thêm gần 60 cửa hàng, hơn gấp 3 lần những gì G7 Trung Nguyên làm được trong vòng 4 năm. Việc này khiến cho thương hiệu đáng sợ thứ hai thế giới trong ngành là Family Mart đã chuyển sang chú trọng và nhìn nhận Ministop như một đối trọng lớn nhất của họ.
Đặc điểm mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích
Những đặc điểm nổi bật của một cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích có thể kể đến như: Kinh doanh những mặt hàng ăn nhanh với giá cả phải chăng. Điều này rất phù hợp với những người tiêu dùng trẻ. Các dịch vụ được cộng thêm vào ở cửa hàng tiện lợi như: mua thực phẩm, nước giải khát, hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán các chi phí sinh hoạt như thanh toán điện, nước,, internet,.. đem lại sự tiện lợi tuyệt vời.
Mô hình kinh doanh này thường nổi bật với những đặc điểm như:
– Nâng cấp phù hợp:
Kinh doanh cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích không cần phải có một nguồn vốn lớn, hay diện tích phải rộng như kinh doanh siêu thị Big C, Metro,… chỉ cần chủ cửa hàng có một nguồn vốn nhỏ cùng với bản chi tiêu hợp lý là có thể phát triển một cửa hàng tiện lợi. một cửa hàng tiện lợi với diện tích như thế này vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ , đa dạng các loại sản phẩm cho đa số người dân, phục vụ tốt nhất cho khách hàng của họ. Về diện tích, với một mặt bằng từ 50m2 trở lên vừa dễ dàng để thuê ở nhiều nơi vừa tăng độ nhận diện cho cửa hàng. Biển hiệu, logo quảng cáo, đồng phục cho nhân viên, cách bày trí hay tông màu chủ đạo đều là những yếu tố làm tăng độ nhận diện rõ ràng cho các cửa hàng tiện lợi . Đều là tốn một khoản chi phí nhưng kinh doanh kiểu này sẽ đem lại dấu ấn riêng biệt hay có thể giúp chủ cửa hàng mở thêm chuỗi.
– Điểm bán không ngừng nhân rộng:
Ưu tiên diện tích và vị trí địa lý được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. có thể trong cùng một con phố cách 500m là tìm được một cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích. độ phủ rộng của những cửa hàng tiện lợi thế này sẽ dễ dàng chiếm được niềm tin của khách hàng bằng. những vị trí được mở gần với những nơi tập trung đông đúc dân cư như trường học, gần chợ,… thường rất dễ nhân rộng.
– Hoạt động 24/24:
Một ưu thế lớn mà các cửa hàng tiện lợi đang có là việc phục vụ khách hàng 24/24 giờ hàng ngày. Đây được xem là điểm cộng có thể đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi lúc.
– Cơ sở vật chất:
Tại các cửa hàng tiện lợi, khách hàng có thể dễ dàng tìm được những sản phẩm họ cần và đáp ứng trực tiếp nhu cầu của họ ngay tại thời điểm đó. Giống như việc ăn mì tôm. Thay vì phải mua một gói mì từ siêu thị về nhà nấu, sau đó rửa bát đĩa thì chỉ cần đến cửa hàng tiện lợi, người tiêu dùng chỉ việc chế nước sôi vô cốc mì và thưởng thức, ăn xong cho đồ thừa vào thùng rác là xong.
– Phần mềm quản lý bán hàng:
Một điểm cộng khác cho mô hình kinh doanh kiểu này là tốc độ nhanh nhẹn của các nhân viên. Cách làm việc gọn gàng cộng với phần mềm quản lý bán hàng nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng. công đoạn quét mã vạch sản phẩm, nhận tiền thanh toán hay in hóa đơn đều được thực hiện dễ dàng.
Cùng với những ưu thế nổi bật của việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích thì cuộc cạnh tranh của nó cũng vô cùng khốc liệt. Bởi đây là thị trường không chỉ của những nhà đầu tư nội địa mà nó còn lôi cuốn sự nhảy vào của các ông lớn nước ngoài.
Thủ tục đăng ký mở cửa hàng tiện lợi, tiện ích
Bước 1: Lựa chọn loại hình thành lập cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích
Có 2 loại hình chính cho việc kinh doanh:
Thành lập doanh nghiệp: Lợi thế của doanh nghiệp đó là có tư cách pháp nhân. Được xuất hóa đơn khấu trừ thuế giá trị gia tăng; không giới hạn về số lượng lao động, chi nhánh, văn phòng trực thuộc, thuận tiện hơn khi vay vốn ngân hàng,…Tuy nhiên, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục kê khai, kiểm toán, quyết toán thuế và các cuộc thanh tra, kiểm tra… từ cơ quan nhà nước.
Thành lập hộ kinh doanh cá thể: Thủ tục pháp lý đơn giản, bộ máy quản lý gọn nhẹ nên tiết giảm rất nhiều chi phí gián tiếp. Thoải mái trong việc xuất hoá đơn bán hàng (nhiều hơn hoặc ít hơn thực tế) mà không phải bận tâm nhiều về chi phí đầu vào, lập sổ sách kế toán, quyết toán thuế. Phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian qua: nhỏ lẻ, dùng tiền mặt, không truy xuất nguồn gốc hàng hoá…
Tuy nhiên, hạn chế về huy động vốn và khó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng lớn. Không được mở thêm văn phòng, chi nhánh, nhận góp vốn từ cổ đông. Không có tư cách pháp nhân, không được hưởng cơ chế trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh khi xảy ra trách nhiệm đền bù.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, địa điểm nộp
Hồ sơ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các
- ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
- Nộp hồ sơ: tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi có trụ sở kinh doanh
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 – 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Nộp hồ sơ tại: cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
4. Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cửa hàng tiện lợi
Nếu lựa chọn mô hình kinh doanh bán đầy đủ mặt hàng trong đó có thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô thì đây là loại giấy phép rất quan trọng bạn phải có. Để xin được giấy phép ATTP ở Chi cục, Cục an toàn thực phẩm bạn cần hoàn thiện bản hồ sơ gồm:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Danh sách thực phẩm đăng ký kinh doanh
- Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật: Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh; Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm;
- Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận đủ sức khoẻ để kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh.
5. Hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu (nếu có)
Sản phẩm bia, rượu hẳn nhiên không thể thiếu đối với các mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Rượu là loại hình kinh doanh có điều kiện nên không chỉ nhập về là có thể bán, nếu không muốn chịu các chế tài của cơ quan hãy đảm bảo bạn có giấy phép để kinh doanh mặt hàng này. Bạn có thể tới phòng công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện để xin.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu.
– Bản cam kết về phòng cháy chữa cháy; và bảo vệ môi trường do người chủ kinh doanh tự cam kết.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ cửa hàng xin giấy phép bán lẻ rượu (Lưu ý: có ngành nghề bán lẻ đồ uống có cồn, rượu, bia).
– Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, bán lẻ/hợp đồng đại lý bán buôn; bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu, phân phối rượu.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ kinh doanh bán buôn rượu.
– Bản sao hợp lệ Giấy phép phân phối rượu; Giấy phép bán buôn rượu của chủ kinh doanh bán buôn rượu do Bộ công thương và Sở công thương cấp.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ kinh doanh phân phối rượu (là người phân phối rượu cho thương nhân bán buôn rượu, có tên trong giấy phép bán buôn rượu).
6. Dịch vụ thành lập cửa hàng tiện lợi
ISAAC là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo và setup mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị tiện ích, và hỗ trợ hoàn thiện thủ tục mở cửa hàng tiện lợi cho hàng trăm cửa hàng. Nên khách hàng có nhu cầu cần tư vấn và setup cửa hàng tiện lợi, tiện ích có thể liên hệ với ISAAC để được tư vấn.
Liên hệ
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ISAAC
- VPĐD Hà Nội: Phòng 501, tầng 5, tòa nhà 813 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- VPĐD HCM: Lô C27, Đường N7, KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM
- Mail: setupisaac@gmail.com
- Web: https://isaac.vn
- Hotline: 0332.218.218 – 0392.218.218
Chào mừng bạn đến với website isaac.com.vn của tập đoàn kinh tế ISAAC GROUP. ISAAC GROUP là đơn vị #1 tại Việt Nam chuyên tư vấn, đào tạo và cung cấp dịch vụ setup siêu thị, phân phối hàng hóa nhập khẩu và phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền siêu thị tại Việt Nam. Hotline liên hệ công việc: 0332.218.218 – 0392.218.218 hoặc xem thêm tại Website chính thức của tập đoàn isaac.vn